Blog Tin tức
Lan hoàng nhạn
Lan hoàng nhạn thuộc nhóm lan đơn thân với những chiều cao trung bình từ 20-40cm. Với những bộ lá xếp khít vào nhau và vươn thẳng lên. Lá của chúng có màu xanh đậm , một màu xanh đơn thuần hoặc màu xanh vàng tùy thuộc vào lượng ánh sáng mà cây tiếp nhận được.

1. Đặc điểm của lan hoàng nhạn
a) Điểm nổi bật:
làm nên hương hiệu của chúng chính là một mùi hương của chúng. Hương của chúng nồng nàn không gắt. Nhờ mùi hương thơm này nó được mệnh danh là những loài có mùi hương thơm nhất đem đến cho những người yêu hoa lan cảm giác yêu thích và dễ chịu. Và không thể không nhắc đến độ bền của hoa khoảng 2 tháng nếu cây của các bác ổn định rồi thì 3 tháng chúng mới tàn hết.
b) Lan hoàng nhạn cho hoa vào tháng mấy:
Lan hoàng nhạn có hoa vào tháng 4 hoặc tháng 8. Đây cũng chính là tên đặc cho hoàng nhạn. Và do màu sắc đậm hơn và độ hiếm nên hoàng nhạn tháng 8 được ưa chuộng và giá của nó cao hơn hoàng nhạn tháng 4. hiện nay có thêm hoàng nhạn thái là nó cần thuần và đáp ứng đủ độ ẩm, ánh sáng, lưu thông gió để rễ cây phát triển và không để rụng lá gốc cây có thể cho hoa bình thường.

2.Các loại cây hoàng nhạn
- Lan hoàng nhạn thái 8
- Lan hoàng nhạn tháng 4
- Lan hoàng nhạn thái
- Lan hoàng nhạn rừng
- Phong lan hoàng nhạn
- Hoa lan hoàng nhạn
- lan hoàng nhạn gia lai
- lan hoàng nhạn và tam bảo sắc
- lan hoàng nhạn bôn đôn
- lan rừng hoàng nhạn tháng 8

3. Cách chăm sóc loài hoa hoàng nhạn:
khi các bác mới trồng cây, bạn nên để cây ở dưới lưới che nắng. Khi cây phát triển bộ rễ thì các bác bón phân. Nên dùng phân tan chậm hoặc phân bón qua lá để cây hấp thụ từ từ. Chăm sóc lan hoàng nhạn rừng, thái:
a. Về ánh sáng:
Tránh cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời gay gắt. Tốt nhất là điều chỉnh ánh sáng khoảng 20% khi nhiệt độ trên độ C và 40% khi nhiệt độ dưới 20 độ C. hiện nay có rất nhiều loại lưới dùng để che nắng cho hoa lan. Dùng các loại lưới nhập khẩu như đài loan, thái lan, trung quốc, viêt nam.
b. Về độ ẩm:
Là một loài ưa ẩm nên các bác để nó nơi thoáng mát 70-80% để chúng phát triển một cách tốt nhất. Và nó là loài ưa sống trong vùng có độ ẩm cao và thoáng gió cây sống và phát triển độ ẩm tốt.
c. Về bón phân:
Bón phân định kỳ nhất là lúc cây đang phát triển. Chúng ta có thể dùng phân tan chậm hoặc phân bón qua lá để bón cho cây. Bón phân quanh năm nhưng chủ yếu vào thời điểm cây đang phát triển mạnh và nhanh lớn vào dịp đầu năm. Những tháng mưa nhiều đừng bón phân vì nước mưa có nhiều chất phát triển rất tốt. Những tháng còn lại để giữ cho cây phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.

d. Về chế độ tưới nước:
Đối với những cây ghép vào gỗ , mỗi ngày tưới 1 lần để cây giữ được độ ẩm, trong thời tiết nắng nóng hơn các bác có thể tưới 2 lần. Đối với những cây trồng trong chậu, mỗi ngày chúng ta tưới 1 lần ít hơn lượng nước mà cây ghép vào gỗ. Nên dùng vòi nước nhiều chế độ để thay đổi khi tưới xa hoặc gần và mua một chiếc máy đo nhiệt độ, độ ẩm cho vườn.
e. Quan trọng nhất:
Khi tưới vừa đủ ẩm vùa đủ độ sạch để lá cây quanng hợp tốt, và cũng làm cho giá thể, cũng làm cho giá thể thông thoáng để bộ rễ phát triển mạnh. Nhưng cũng không nên tưới mạnh quá sẽ làm lá, thân cây bị dập và sướt và nó dễ gây bệnh cho cây.

4. Cách trồng lan hoàng nhạn:
- Bước đầu tiên: các bác xử lí giá thể giá thể trồng cây phải, không chứ nhiều sâu bệnh tiềm ẩn. Nếu mới ươm cây non, bạn có thể chậu sứ bán ngoài. Khi bạn muốn ghép cây trưởng thành thì các bác phải ưu tiên các loại gỗ và rêu sạch. Nhưng tốt nhất các bác nên trồng vào chậu để đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển tốt nhất.
- Bước thứ 2: các bác phải tách khỏi cây mẹ. Trước khi tách các bác nên tưới thật nhiều nước vào cây mẹ. Điều này giúp cây mềm và dễ tách hơn. Sau đó trong thời gian khoảng 20-30 phút. Bạn nên bắt đầu tách từ rễ của lan hoàng nhạn và chuyển sang giá thể mới. Nếu như các bác sở hữu những lan có nguồn gốc từ rừng về các bác đầu tiên phải xử lí những vết dập trên cây bằng keo liền sẹo, ngoài ra các bác nên phun thuốc chống nấm bệnh cho giống trước khi tách ghép cây lan.
- Bước cuối cùng: sau khi tách được cây lan, các bác nên cận thận trồng chúng vào chậu hoặc ghép gỗ theo hướng mặt trời để cây quang hợp. Hãy giữ gốc cây thật chắc tránh cây va chạm và làm lung lay, thối dập. Khu vực trồng cây phải khô ráo, thoáng khí nhất.
- Trồng cây vào chậu hay ghép gỗ: cũng phải ghép chúng thẳng đứng để cho chúng hướng ra ánh sáng để chúng quang hợp tốt. Thường trồng vào cục gỗ hoặc cây sống thì không giữ được độ ẩm tốt bằng trong trong chậu, thế nên những nhà vườn ở trên những nơi khô thoáng thì nên trồng vào châu sẽ hợp lí hơn. Có những nhà vườn ở dưới mặt đất thì các bác thuận lợi rất nhiều, bạn trồng vào chậu vào gỗ điều rất tốt.

5.Ý nghĩa của và cách bảo quản Hoa của cây hoàng nhạn:
Ý Nghĩa Lan hoàng nhạn là một trong những món quà tinh thần ý nghĩa cho phái đẹp. Là biểu tượng cho nét đẹp dịu dàng, quyến rũ của những người nữ. Sử dụng lan hoàng nhạn để trang trí cũng thể hiện sự trang trọng, , tinh tế cho không gian nhà cửa, văn phòng, cửa hàng, tiệc cưới, sinh nhật,….
Cách bảo quản hoa Muốn hoa của chúng nở nhanh thì các bác nên để chúng vào nên có độ ẩm cao , tránh mưa, kính gió. Thắp đèn để ánh sáng suốt cả ngày và đêm để cây hoa phát triển nhanh. Tưới nước kèm phân để thúc đẩy cây hoa phát triển. Muốn giữ hoa nó lâu cũng nên giữ vào chỗ ẩm lớn tránh mưa, làm giảm ánh sáng. Tưới nước ít hơn và không phun phân thuốc. Khi tưới nước tránh tưới vào các vòi hoa nên tưới xung quanh để cây để hấp thụ hơi nước để tránh cây trình trạng yếu khó phục hồi.

6.Thời điểm phun thuốc trừ bệnh cho lan hoàng nhạn:
Phòng bệnh cho cây lan vào dịp hàng tháng, mỗi tháng nên phun phòng 1 lần. Vào những tháng mưa nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Bạn nên để ý thời tiết trước khi mưa là phai phun phòng tránh cây bị bệnh.
